Chắc hẳn bạn đã từng không ít lần gặp khó khăn với việc bố trí chữ trong thiết kế, chưa biết cách sử dụng font chữ một cách hợp lý? Sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ không còn phải lo lắng điều đó nữa, hãy bắt tay vào thực hành ngay để thấy được những tiến bộ của mình nhé :)))


Quy tắc 1: Hiểu rõ đặc trưng của từng font chữ

Nghe có vẻ hơi mơ hồ phải không? Hãy nghĩ đơn giản thế này, mỗi font chữ có đặc trưng riêng và tùy trường hợp mà font này sẽ được yêu thích hơn font khác.
Vậy quy tắc là gì? Đó chính là biết rõ về sự mong đợi của người xem và mục đích của văn bản. Làm sai điều này, coi như bạn đã phá hỏng cả văn bản.


Quy tắc 2: Tránh dùng những font mặc định

Nếu bạn luôn dùng font mặc định trong Word, Photoshop, illustrator,... có nghĩa là bạn đang nói với cả thế giới rằng mình chẳng biết thêm sự lựa chọn nào khác cả, Times new roman và Arial không phải là những font xấu, chỉ là chúng được dùng quá nhiều rồi.

Quy tắc 3: Tránh xa những font rập khuôn và xấu xí

Một số font quá phổ biến đến nỗi chúng trở nên rập khuôn và đôi lúc còn tạo cảm giác khó chịu. Hãy cài những font mới, việc đó thật dễ dàng để có thể giúp bạn tạo nên những điều khác biệt.

Quy tắc 4:  Dùng 2 font

Hầu hết văn bản sẽ trông đẹp hơn nếu bạn dùng hơn 1 font. Bạn nhớ điều này nhé, bất kể văn bản đó là gì thì hãy dùng 2 font, 1 cho tiêu đề và 1 cho nội dung, chỉ có một số ít cần dùng hơn 3 font. Điều này sẽ giúp cho văn bản của bạn nổi bật hơn nhiều, quy tắc này áp dụng cho mọi văn bản.

Quy tắc 5: Sự tương phản kiểu chữ

Dù việc dùng 2 font là nên làm nhưng thật tệ nếu bạn chọn 2 font quá giống nhau. Thế nên hãy chọn những font có thuộc tính khác nhau như kiểu viết tay hay font dùng để trang trí. Chỉ cần chắc chắn rằng chúng nhìn thật sự khác nhau.

Quy tắc 6: Hãy chú ý đến kích cỡ

Cỡ chữ 12pt từ lâu đã là cỡ mặc định của Word nên hầu hết chúng ta nghĩ rằng 12pt là kích thước dễ đọc nhất, nhưng trên thực tế mắt bạn có thể đọc tốt những cỡ chữ nhỏ hơn. Font cỡ 10pt nhìn đẹp hơn trong đa số các văn bản. Tuy vậy phần tiêu đề nên để cỡ chữ lớn hơn phần nội dung và những thứ quan trọng nên lớn nhất.

Quy tắc 7: Đừng viết hoa tất cả

Chúng ta đọc các từ theo hình dạng, đó là lí do vì não não chúng ta có thể đọc được rất nhanh. Nhưng khi ta viết hoa tất cả các từ, các hình dạng biến mất và thay vào đó là các hình chữ nhật. Điều đó làm việc đọc chữ bị chậm lại. Việc việc hoa tất cả còn làm cho người đọc có cảm giác như bạn đang hét vào mặt họ.

Quy tắc 8: Hãy cẩn thận với "Reverse type"

"Reverse Type" để chỉ những dòng chữ màu sáng trên nền tối hoặc ngược lại. Kiểu viết này chỉ thích hợp cho các đầu bài hoặc đề mục, nếu dùng kiểu này bạn hãy chắc chắn rằng những màu tương phản mạnh được chọn, đừng bao giờ đặt màu xanh dương trên nền đỏ, không sử dụng font nét mảnh uốn lượn. Lưu ý dùng những font có độ nặng.

Quy tắc 9: Tạo độ dài lí tưởng cho dòng chữ

"Line Length" là thuật ngữ chỉ độ rộng của một hàng chữ trên một dòng đơn. Nếu dòng quá dài, chữ sẽ trở nên khó đọc. Dòng có thể dài nếu bạn dùng font cỡ lớn, nhưng với những font nhỏ ví dụ 10pt thì dòng không nên dài hơn 3.5inch. Để tính một độ dài lí tưởng cho dòng chữ, bạn chỉ cần nhân đôi kích cỡ font, lấy số liệu đó dưới đơn vị picas(1 inch = 6picas).
Ví dụ nếu bạn dùng font chữ 12pt thì độ dài lí tưởng của dòng sẽ là 24picas(tương đương 4inch). Lưu ý rằng chế độ mặc định trong Word là font Calibri 11pt với phần lề 1" trên trang giấy rộng 8-1//2". Điều đó có nghĩa là độ dài dòng = 6-1/2", quá rộng so với độ dài lí tưởng!

Quy tắc 10: Điều chỉnh khoảng cách dòng


Khoảng cách dòng còn được gọi là "leading" là khoảng trống giữa 2 dòng chữ. Thường thì các font được thiết kế với khoảng cách mặc định lớn hơn cỡ chữ(ví dụ font 10pt thì khoảng cách mặc định là 12pt leading). Thường thì nó sẽ tạo nên cảm giác chật chội với những văn bản có phần nội dung dài. Bạn cần cân nhắc tăng khoảng cách dòng để cải thiện khả năng đọc, nhưng đừng tăng quá nhiều.

Quy tắc 11: Chú ý đến tính dễ đọc

Tính dễ đọc muốn nói đến khả năng đọc một lượng lớn chữ. Tính dễ đọc bị ảnh hưởng bởi cỡ chữ, kiểu chữ, khoảng cách dòng, khoảng cách kí tự và độ dài của dòng.

Quy tắc 12: Xem xét tính rõ ràng

Tính rõ ràng nói đến khả năng đọc tốt một cụm chữ, ví dụ như logo hoặc tên. Đối với những chữ quan trọng cần hiểu, tính rõ ràng rất cần thiết. Với một từ không thông dụng hoặc có cách phát âm lạ bạn không nên chọn những kiểu chữ khó đọc.

Quy tắc 13: Sử dụng chữ viết hoa nhỏ đúng cách

Bạn cũng rất dễ gặp phải rắc rối về tính dễ đọc nếu dùng chữ viết hoa nhỏ cho lượng lớn chữ. Tuy nhiên, nên dùng chúng cho các chữ viết tắt để giảm sự tập trung không cần thiết cho các chữ này, có thể dùng cho AM và PM(viết tắt của buổi sáng và buổi tối). Bạn cũng có thể dùng chữ viết hoa nhỏ cho dòng đầu tiên của chương mới trong một quyển sách để tạo sự hấp dẫn thị giác.

Quy tắc 14: Lưu ý việc ngắt dòng

Ngắt dòng là khi một từ cuối dòng bị tách làm 2 và có dấu gạch nối ở giữa để dẫn dắt người đọc sang dòng tiếp theo. Thực tế là việc ngắt dòng luôn dẫn đến khó đọc và làm xấu văn bản, hãy tránh những cái bẫy làm người đọc bị vấp một cách không mong muốn. Hơn nữa, việc bỏ đi mấy dấu gạch nối còn làm giảm bớt nhiễu loạn thị giác.

Quy tắc 15: Biết cách nhấn mạnh

Nhấn mạnh rất quan trọng cho khả năng đọc hiểu và đọc lướt. Quy tắc chung là không nhấn mạnh hơn 10% của trang. Nếu mọi thứ đều được nhấn mạnh thì việc này trở nên vô nghĩa. Chỉ nên dùng 2 hoặc 3 phương pháp nhấn mạnh một lúc. Bạn không thể dùng cả màu sắc, in nghiêng, in đậm, đổi font và cỡ chữ, gạch dưới dùng một lúc để nhấn mạnh 1 từ.

Quy tắc 16: Xem xét cách dùng số theo cách cũ

Số viết theo kiểu cũ có những yếu tố nằm trên và dưới đường chan(đường tưởng tượng để đặt chữ lên), giống như các chữ cái. Thường thì, nếu bạn dùng kiểu cũ, số sẽ hòa hợp hơn với chữ.

Quy tắc 17: Hiểu về dấu chấm câu

Dấu chấm câu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị giác. Bên cạnh việc biết sử dụng chúng, bạn cũng cần biết cách phá vỡ các quy tắc. Hãy nhìn cách mà hãng Coca Cola dùng dấu chấm ngắt câu để thông điệp trở nên súc tích và thú vị hơn. Hãy dùng dấu chấm để tách câu, tạo cá tính và sự hấp dẫn.